4 Cách phân biệt cà phê ARABICA và ROBUSTA

Chắc hẳn đối với những tín đồ của cà phê thì những cái tên như cà phê Arabica hay Robusta đã chẳng hề xa lạ, thậm chí là đã từng thưởng thức những loại cà phê này rất rất nhiều lần. Tuy nhiên cách phân biệt của những loại cà phê này ra sao? Hương vị của chúng có gì đặc trưng? Hãy cùng Deva tìm hiểu qua bài viết: Phân biệt cà phê Arabica và Robusta, cùng biến thể cà phê Culi sau đây nhé!

4 điểm phân biệt cà phê Arabica và Robusta

So Sánh Cà Phê Robusta Và Cà Phê Arabica

So sánh cà phê Robusta và cà phê Arabica

Hình dáng hạt

Có rất nhiều cách để so sánh cà phê Arabica và Robusta nhưng cách nhanh nhất có lẽ là nhìn vào hình dáng hạt cà phê. Hạt cà phê Arabica có hình dáng dài (elip), rãnh ở giữa hạt hay có hình lượn sóng. Trong khi đó hạt cà phê Robusta nhỏ hơn và hơi tròn, rãnh giữa thường có đường thẳng.

Điều kiện trồng

Điều Kiện Trồng Khác Biệt Giữa Hai Loại Cafe Arabica Và Robusta

Điều kiện trồng khác biệt giữa hai loại cà phê Arabica và Robusta

Cây cà phê Arabica

Cây cà phê Arabica (cà phê chè) có hình dáng cây bụi to với lá hình bầu dục, màu xanh thẫm, trái có hình oval đặc trưng. Mỗi trái cà phê Arabica chỉ có thể chứa một hạt được gọi là peaberry. Cây cà phê Arabica khi trồng thường dễ bị sâu bệnh hơn giống Robusta.

Cây cà phê Arabica là một loại cây khó tính và khá nhạy cảm với khí hậu, nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao. Trong khi đó, cây cà phê Robusta, hay còn gọi là cà phê vối lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau.

Cây cà phê Robusta

Cây cà phê Robusta (cà phê vối) lại có hình dạng cây bụi hoặc cây nhỏ. Hệ thống rễ của cây nông nhưng lại có sức sống rất mạnh mẽ. Trái cà phê có hạt hơi tròn và chứa hai hạt hình bầu dục và trông nhỏ hơn hạt Arabica.

Các cây bụi cà phê Arabica thường có chiều cao từ 2,5 – 4,5m, đòi hỏi nhiệt độ từ 15⁰ – 24⁰C và lượng mưa hàng năm khoảng 1200 – 2200 mm/năm. Trong khi Robusta mọc cao từ 4,5 – 6,5m, đòi hỏi phải có một nhiệt độ cao hơn 18⁰ – 36⁰C và lượng mưa nhiều hơn một chút (2200 – 3000 mm/năm). Arabica thường mang lại sản lượng thấp hơn so với Robusta.

Hương vị

Với hàm lượng caffeine trong hạt chỉ từ 1-2%, cà phê Arabica cho vị đắng dịu, chua thanh, ngọt hậu và hương thơm thoáng nhẹ vấn vương. Còn đối với cà phê Robusta, do có hàm lượng caffeine cao hơn Arabica, chiếm từ 2-4% cho nên vị của loại cà phê này có phần đắng gắt, đầm, hương thơm cũng nồng và đậm hơn.

Chính vì thế, theo nhận định của những người sành và cà phê thì hạt cà phê Arabica sẽ cho ra hương vị cà phê ngon hơn, đa dạng hơn, và tinh tế hơn so với Robusta. Tuy nhiên ở Việt Nam sức tiêu thụ cà phê chủ yếu vẫn là dòng Robusta còn cà phê Arabica vẫn còn khá mới lạ. Người Việt quen với vị đắng đậm đà của Robusta, nhất là khi pha với sữa đặc.

Giá thành

Về góc độ giá bán trên thị trường, hạt cà phê Robusta có giá chỉ bằng một nửa so với hạt cà phê Arabica. Do sản lượng hạt Arabica thấp tại Việt Nam, và sự ưa chuộng của nó đối với thị trường nước ngoài nên giá bán sẽ chênh lệch hơn so với cà phê Robusta.

Cà phê Arabica

Cà phê Arabica có tên khoa học là Coffea Arabica. Ở Việt Nam dòng cà phê này có tên gọi khác là cà phê Chè. Cà phê Arabica có hương vị phong phú, chua thanh, vị trái cây, hậu vị ngọt. Thành phần caffeine trong hạt cà phê này chỉ chiếm từ 1 – 2 %, thấp hơn nhiều so với cà phê Robusta.

4 Cách Phân Biệt Cà Phê Arabica Và Robusta 3

Cà phê Arabica còn có tên gọi khác là cà phê Chè.

Nguồn gốc lịch sử cà phê Arabica

Cái tên Arabica có nguồn gốc xa xôi từ bán đảo Arabica Peninsula tại Ả Rập. Nhiều câu chuyện kể lại rằng, loại cà phê này xuất hiện lần đầu tiên tại Ethiopia của Châu Phi. Sau khi du nhập vào bán đảo Arabica của Ả Rập đã được xem là một thức uống bí truyền. Vì thế, bán đảo này đã dần được biết đến là nơi độc quyền về cà phê Arabica. Có thể, cũng vì thực tế này mà tên gọi của hạt cà phê này được lấy theo tên của bán đảo Ả Rập.

Cây cà phê Arabica được trồng đầu tiên bởi những người Ả Rập từ thế kỷ 14. Tuy vậy, đến thế kỷ thứ 17 – thế kỷ 18, giống cà phê này đã được phổ biến nhiều nơi. Cho đến nay, cà phê Arabica chiếm đến 70% sản lượng cà phê trên toàn thế giới.

Nguồn Gốc Lịch Sử Arabica

 

Đặc điểm sinh học cây cà phê Arabica

Arabica sinh trưởng tốt tại độ cao 900 – 2000m so với mực nước biển, lượng mưa 1,500-2,500mm/năm, nhiệt độ thích hợp từ 15- 25 độ C. Cà phê Arabica có tán cây nhỏ, lá có hình dạng oval và màu xanh đậm, quả cà phê có hình bầu dục. Khi trưởng thành, cây có thể đạt độ cao từ 2,5m – 4,5m. Thậm chí, có nhiều cây mọc trong điều kiện hoang dã có thể đạt tới chiều cao 10m.

4 Cách Phân Biệt Cà Phê Arabica Và Robusta 4

Arabica sinh trưởng tốt tại độ cao 900 – 2000m so với mực nước biển

Cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao nhưng khó trồng và chăm sóc, năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Thời gian thu hoạch thường là từ 3 – 4 năm sau khi trồng. Arabica có tuổi thọ khoảng 25 năm tuổi. Ở điều kiện tự nhiên, cây cà phê Arabica có thể đạt tới tuổi thọ 70 năm.

Các dòng cà phê Arabica phổ biến

Cà phê Arabica rất đa dạng chủng loại. Có khoảng 125 giống cà phê thuộc chi Arabica. Mỗi dòng của Arabica sẽ có những đặc điểm hương vị khi thưởng thức. Các dòng phổ biến và được nhiều người biến đến như: Typica, Bourbon, Heirloom, Catimor hay Catuai.

Các Dòng Cafe Arabica Phổ Biến

Dòng cà phê Yellow Bourbon.

Vùng trồng cà phê Arabica trên thế giới

Nhắc đến cà phê Arabica là nhắc đến giống cà phê có sức tiêu thụ rất lớn trên thế giới. Với đặc điểm ưa thích sống ở khu vực có đất đai màu mỡ, nhiệt độ khoảng 20 độ C và lượng mưa trong năm đạt mức tiêu chuẩn. Hiện nay, cà phê Arabica đang được không ít quốc gia trên toàn cầu chọn trồng và trở thành một trong những nơi đứng đầu về xuất khẩu cà phê. Có thể kể đến như: Barazil, Colombia, Ethiopia, Ấn Độ,…

Vùng Trồng Cà Phê Arabica Trên Thế Giới

Brazil được xem là đồn điền cà phê của thế giới.

Vùng trồng cà phê Arabica ở Việt Nam

Được đánh giá là “thiên đường” của cà phê Arabica; Cầu Đất, Đà Lạt sở hữu cao nguyên trung phần với diện tích đất đỏ bazan rộng lớn. Bên cạnh đó, ở Đà Lạt có vị trí cao 1500m so với mặt nước biển. Thời tiết mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ cao nhất trong năm cũng không quá 33 độ C. Ngoài ra tại một số địa phương như Sơn La, Nghệ An,… cũng là khu vực trồng nhiều cà phê Arabica.

Vùng Trồng Cà Phê Arabica Ở Việt Nam

Cầu Đất – Đà Lạt được xem là vùng trồng  Arabica nổi tiếng của Việt Nam.

Đặc điểm hương vị cà phê Arabica

Đặc Điểm Hương Vị Cà Phê Arabica

Cà phê Arabica có hương trái cây tự nhiên, vị ngọt sâu, thể chất cân bằng.

Nếu bạn là một tín đồ của Arabica thì không thể không biết hương vị đặc trưng của giống cà phê này. Theo đánh giá của các chuyên gia, cà phê Arabica có vị chua thanh được hòa cùng chút đắng nhẹ. Mùi hương thoang thoảng, thanh tao. Khi pha, nước cà phê sẽ có màu nâu nhạt và hơi nghiêng về hổ phách. Thực tế cho thấy, hương vị của cà phê Arabica sẽ có sự ảnh hưởng của các yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu.

Cà phê Robusta

Cà phê Robusta còn được gọi với cái tên khác là Coffea Canephora khi về Việt Nam chúng đã có một cái tên mộc mạc hơn chính là cà phê Vối. Điểm đặc biệt của loại cà phê này là hàm lượng caffein cao chiếm từ 3% đến 4%, cao hơn nhiều so với cà phê Arabica, chỉ chiếm từ 1% đến 2%.

Cà Phê Robusta Là Gì?

Nguồn gốc lịch sử cà phê Robusta

Cây cà phê Robusta lần đầu tiên được phát hiện ở Congo những năm 1800. Sau đó, giống cà phê này được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia như Borneo, Polynesia, Costa Rica, Nicaragua, Jamaica,… Cây cà phê Robusta du nhập đến Đông Nam Á vào năm 1900 và được nhân giống, trồng trọt rộng rãi.

Robusta cũng dần du nhập và được trồng phổ biến tại Việt Nam. Với khí hậu nóng ẩm, độ cao phù hợp và thổ nhưỡng màu mỡ. Chính vì thế, loại cây này phát triển rất tốt và cho năng suất cao mỗi năm. Việt Nam ngày nay tự hào là quốc gia có sản lượng xuất khẩu cafe Robusta top đầu trên thế giới!

Đặc điểm sinh học cây cà phê Robusta

Cây cà phê Robusta phát triển tốt trong môi trường khí hậu nhiệt đới, thường được trồng ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển, nhiệt độ lý tưởng từ 24 đến 29 độ C, lượng mưa hàng năm trung bình trên 1000mm. Đặc biệt, so với cà phê thông thường, cây cà phê Robusta phải được trồng trong điều kiện ánh sáng và lượng mưa thuận lợi hơn.

Đặc Điểm Sinh Học Cây Cà Phê Robusta

Cây cà phê Robusta có chiều từ 4,5 – 6,5m. So với những loại cây cà phê trồng thông thường, cây cà phê Robusta chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao.

Vùng trồng cà phê Robusta nhiều ở Việt Nam

Đăklăk, Đăk Nông, Lâm đồng, Gia Lai,… Là những tỉnh có diện tích canh tác cà phê Robusta lên đến 90%. Những khu vực tỉnh thành này sở hữu diện tích lớn đất đỏ bazan trù phú. Loại đất đỏ bazan này có độ tơi xốp cao, màu mỡ và khả năng giữ nước tốt. Điều kiện khí hậu cùng nhiệt độ, ánh sáng ở đây cũng góp phần giúp cây cà phê Robusta hấp thu dinh dưỡng tốt và phát triển mạnh mẽ hơn. Hằng năm, người ta lại thu hoạch sản lượng lớn hạt cà phê Robusta từ đây và phân phối đến các tỉnh thành khác tại Việt Nam và trên thế giới.

Đặc điểm hương vị cà phê Robusta

Cà Phê Robusta

Hàm lượng caffein trong hạt cafe Robusta rất cao

Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Robusta rất cao. Như đã giới thiệu ở trên, lượng caffein của hạt cà phê Robusta trung bình từ 3% đến 4%. Chất béo và lượng đường của cà phê cũng thấp hơn so với những loại khác. Chúng cũng ít vị chua hơn so với những loại cà phê khác, đặc điểm này làm cho Robusta có hương vị đắng đậm đà đặc trưng. Chúng thích hợp để pha phin hoặc phối trộn với cà phê Arabica để tăng độ đằm cho ly cà phê.

Cà phê Culi

Cà Phê Culi

Cà phê Culi là những hạt cà phê đột biến có hình tròn (thường gọi là cà phê Bi). Thông thường trong mỗi trái sẽ có hai hạt cà phê và có hình dạng dẹp, tuy nhiên do đột biến nên trong một trái cà phê chỉ có duy nhất một hạt có dạng hình tròn như viên bi. Cà phê đột biến Culi tương đối hiếm, chiếm tỷ lệ khoảng 2 – 4% trong vụ mùa nên giá thành của loại cà phê này cũng cao hơn so với những loại cà phê thông thường.

Hương vị đặc trưng của cà phê Culi

Cà phê Culi có hàm lượng caffeine cao, khi pha cà phê có màu đen đặc sóng sánh và có vị đắng vô cùng đặc trưng, ấn tượng với hậu vị vấn vương, nổi bật hơn hẳn so với các hạt cà phê thông thường khác trong cùng vụ mùa. Do lượng cà phê Culi hiếm hoi, và nhất là do hương vị quý giá mà cà phê Culi có giá thành cao hơn so với những loại cà phê khác.

Vì bắt nguồn từ hạt cà phê của các chủng loại cà phê khác nhau nên cà phê Culi có thể dễ dàng kết hợp với các loại cà phê khác như: Arabica, Robusta… để cho ra một sản phẩm độc đáo, đặc biệt hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Chủng loại của cà phê Culi

Có 2 dòng cà phê Culi thông dụng: Culi Robusta, Culi Arabica

  • Cà phê Culi Robusta: Có vị đắng mạnh mẽ, hương thơm có mùi mạch nha và bánh mì cháy xen lẫn rất nhẹ và tinh tế mùi hoa quả chín nên mùi thơm khá hấp dẫn. Vị Culi Robusta không đậm hơn hơn nhưng có nét đặc trưng riêng, ngon, hấp dẫn cách riêng, rất thú vị.
  • Cà phê Culi Arabica: Có vị chua thanh độc đáo, mùi hương thơm dịu, hàm lượng caffeine và độ đậm đà được tập trung vào trong nhân, vì vậy, nó có vị đậm đà hơn so với Arabica thông thường.

Cà phê Blend (cà phê phối trộn)

Cà Phê Blend

Cà phê phối trộn (coffee blend) đúng như tên gọi, cà phê Blend là sự kết hợp của hai hay nhiều loại hạt cà phê có nguồn gốc khác nhau

Cà phê phối trộn (coffee blend) là sự kết hợp của hai hay nhiều loại hạt cà phê có nguồn gốc khác nhau. Mục đích của sự phối trộn này là kết hợp, chọn lọc những hướng vị khác nhau của hai hay nhiều loại hạt cà phê để tạo ra một loại cà phê có hương vị cân bằng và mượt mà nhất!

Cách thức phối trộn cà phê (coffee blend)

Phối trộn cà phê để tạo ra cà phê Blend có thể xem là một nghệ thuật kết hợp giữa những hương vị cà phê khác nhau theo một tỉ lệ nhất định, từ đó tạo ra hương vị cà phê mới có được những ưu điểm của những loại cà phê ban đầu hương vị từ các nguồn gốc khác nhau. Có thể gọi đây là sự bổ sung, hỗ trợ các điểm yếu và nâng cao điểm mạnh cho những loại cà phê khác nhau và giúp là giảm giá thành sản phẩm

Có hai cách để tạo ra cà phê Blend :

  • Thứ nhất là Pre – Roast, người ta sẽ đem trộn các loại hạt cà phê với nhau theo tỉ lệ nhất định trước, sau đó đem rang.
  • Thứ hai là Post – Roast, nghĩa là cà phê được rang trước rồi, sau đó mới phối trộn theo tỉ lệ khác nhau sau.

Một số tỉ lệ phối trộn cà phê Blend phổ biến

  • 15% Arabica + 85% Robusta.

Với tỷ lệ phối trộn này cho ra đời loại cà phê với hương vị khá cân bằng giữa vị đắng gắt của Robusta và vị dịu nhẹ, hậu vị thanh và lưu luyến hơn của Arabica.

  • 20% Arabica + 80% Robusta

Đây là tỉ lệ phối trộn cà phê phù hợp nhất với gu thưởng thức cà phê của người Hà Nội. Cà phê được phối trộn theo tỉ lệ này sẽ giúp bạn có tách cà phê mang hương thơm nồng ngây ngất, vị thanh nhẹ của Arabica và vị đậm đà khó cưỡng của Robusta.

  • 50% Arabica + 50% Robusta

Cà phê được phối trộn theo tỷ lệ này có vị cân bằng, đắng vừa phải, hậu vị chua nhẹ của Robusta và đặc biệt thơm đậm đà đặc trưngcủa Arabica.

  • 20% Arabica và 70% Robusta.và 10% Culi Robusta.

Với tỷ lệ phối trộn này, hương vị cà phê đậm đà, mới lạ hoà quyện bởi độ cân bằng cao, vị đắng gắt và chua thanh của cả Arabica và Robusta cùng được hòa trộn với chút chát cực đằm của Culi Robusta một cách hài hòa nhất.

Lời kết

Trên đây là cách phân biệt một số loại cà phê phổ biến như: Cà phê Arabica, Robusa, Blend và Culi. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết cách phân biệt cà phê Arabica và Robusta, dựa vào hương vị đặc trưng của mỗi loại. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline: 0904 624 956 – 0904 691 008

Trang web:  Devafood.vn/

Fanpage: Facebook.com/devacoffeevn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *