Trà không chỉ là thức uống quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe mà đã từ lâu, việc thưởng thức trà đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Tuy nhiên trà cũng có rất nhiều loại khác nhau, với hương và vị đặc trưng. Vậy đó lài những loại trà ngon nào? có hương và vị đặc trưng ra sao? Bài viết dưới đây Deva sẽ cùng chia sẻ và luận bàn cũng ban đọc về các loại trà ngon khó cưỡng đáng để bạn nếm thử!
Các loại trà ngon khó cưỡng
Để đánh giá được loại trà đó có ngon hay không cần có nhiều yếu tố, trong đó hương, vị, và màu sắc của nước trà khi pha chính là những yếu tố chính để đánh giá và so sánh. Dưới đây chính là phần danh sách các loại trà ngon mà Deva đã nghiên cứu và tổng hợp lại dựa trên đánh giá của chuyên gia cũng như của đông đảo khách hàng.
Trà Đinh Tân Cương – Thái Nguyên
Thái Nguyên nổi tiếng với đặc sản trà ngon đặc biệt trà tại vùng Tân Cương với loại trà thượng hạng: Trà Đinh Tân Cương. Nguyên nhân khiến trà Trà Đinh Tân Cương trở thành trà ngon nhất Việt Nam bởi hương trà thơm ngát ngay từ khi chưa cần hãm với nước nóng, vị trà trước chát nhẹ hậu vị ngọt, nước trà xanh trong như ngọc đẹp mắt.
Nguyên liệu sản xuất trà Đinh Tân Cương chính là điều tạo nên sự đặc biệt của loiaj trà hảo hạng này. Thay vì sử dụng búp trà bao gồm: 1 tôm 2 tép, tức là 1 phần búp nõn và 2 phần lá non bên dưới, thì để chế biến trà Đinh người thợ lành nghề sẽ chỉ sử dụng phần nõn búp ở trên cùng mà thôi. Chính vì vậy khi quan sát sẽ thấy những búp nõn trà nhọn như những cây đinh xanh mướt.
Búp chè sẽ được thu hoạch trong khoảng thời gian từ sáng sớm cho đến giữa trưa. Nếu hái lá chè sau giờ trưa, trà sẽ bị chát nhiều và hương vị không ngon. Phương pháp sản xuất thủ công theo quy trình truyền thống từ khâu chăm sóc, thu hoạch, hái, sao sấy, … sẽ cho ra sản phẩm trà ngon nhất.
Trà Đinh Tân Cương ngon phải có những đặc điểm sau:
- Cánh trà: Nhỏ và xoăn, không bị gãy, không úa đỏ, không bị cháy xém
- Nước trà: Xanh tươi trong như ngọc biếc không vẩn đục hay úa đỏ
- Hương trà: Thơm cốm non lan tỏa mạnh, ngào ngạt ngất khi ủ trà với nước sôi
- Vị trà: Khi mới nhấp ngụm trà sẽ thấy vị chát đượm đầu lưỡi, hậu vị ngọt đem lại cảm giác thư thái muốn nhấp tiếp ngụm sau
Nguyên liệu quý giá và quá trình sản xuất đầy tâm huyết là hai giá trị lớn nhất của Trà Nõn Tôm. Khi thưởng trà Nõn Tôm tại Trà Việt, bạn không chỉ nếm được cái tinh túy của thiên nhiên, mà còn thấm được tình yêu trà của những người nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
Trà Shan Tuyết cổ thụ – Hà Giang
Trà Shan Tuyết cổ thụ – Hà Giang được biết đến là sản phẩm trà đặc trưng và nổi bật nhất của vùng núi cao Tây Bắc. Trà Shan Tuyết có cánh trà to, trên cánh trà có phủ lớp lông màu bạc lấp lánh tựa như bông tuyết đầu mùa xinh xắn ngát hương thơm của đất và mây trời, mang đến sản phẩm có chất lượng và hương vị vượt trội.
Trà Shan Tuyết có những đặc điểm sau đây:
- Cánh trà: To đậm màu xám bạc, trên búp trà có phủ một lớp lông tơ mỏng xanh mềm mại. Khi sao khô lớp lông tơ chuyển thành màu bạc lấp lánh như bông tuyết nhỏ.
- Nước trà: Có màu vàng óng ánh như mật ong pha loãng
- Hương trà: Thơm nhẹ nhè, lưu luyến chứ không ngào ngạt như trà xanh hay trà Tân Cương, khi pha với nước sôi, hương hơn mới bung tỏa dịu dịu.
- Vị trà: Vị ngọt dịu ấm và được nhận định là ngọt thanh dễ uống và không quá gắt hay đắng chát.
Trà Shan Tuyết chính gốc thường có giá cao, vì nó chứa đựng công sức, sự khéo léo, và tâm huyết của người làm trà. Hương vị tinh tế và khó quên của nó có thể chinh phục những khách hàng khó tính nhất.
Trà Sen Tây Hồ – Hà Nội
Trà Sen Tây Hồ chính là loại trà thơm ngon được ướp hương cầu kì nhất trong các loại trà ngon. Nghệ thuật ướp hương trà Sen Tây Hồ độc đáo và cực kì công phu từ khâu lựa chọn loại sen, thời gian ướp,…
Trà ướp hương sen được lựa chọn là loại trà xanh loại tốt, cánh nhỏ, đậm nước,…sau khi sây khô sẽ được tiến hành ướp hương. Sen Tây Hồ dùng để ướp trà phải là sen ở làng Quảng Bá ở Hồ Tây, loại sen Bách Diệp trăm cánh, được hái từ 3 – 4 giờ sáng. Đây là lúc sen mới chớm nở, có hương thơm đậm đà nhất. Sau đó được bà con tách lấy gạo sen. Cứ 1 lượt trà lại rắc một lượt gạo rồi đem đi ướp và sấy bằng than hoa hoặc cách thủy, cứ làm như vậy 7 lần mới hoàn tất một mẻ trà.
Trà Sen Tây Hồ có những đặc điểm sau:
- Hương trà: Thơm ngát hương sen hòa quyện cùng hương trà xanh man mác
- Vị trà Sen: Vị chát nhẹ, hậu vị ngọt ngào sâu lắng dễ chịu
- Nước trà: Có màu vàng xanh nhạt, trong không vẩn đục
- Cánh trà: Nhỏ, lấm tấm cơm sen, giòn rụm,..
Nhấp ngụm trà Sen hương vấn vương đến khi nước trong rồi, mà hương thơm ngát vẫn còn lưu luyến, tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng trong tâm trí.
Trà Sâm Dứa – Bảo Lộc
Cùng với trà Atiso, trà đen,… Trà sâm dứa chính là đặc sản của vùng đất Bảo Lộc. Hương vị độc đáo thanh mát thơm dịu da, ngọt ngào mê đắm đã khiến đã khiến trà sâm dứa trở thành sản phẩm trà được yêu thích trong các loại trà ngon của Việt Nam.
Cách tạo ra loại trà Sâm Dứa độc đáo này tới từ sự sáng tạo của người Bảo Lộc. Đầu tiên dùng lá trà tiên và lá dứa ướp với trà xanh để làm dịu đi vị chát vốn có của trà. Trà sau khi ướp sẽ có vị ngọt dịu, pha lẫn chút thanh khiết của thảo mộc núi rừng.
Trà Sâm Dứa có các đặc điểm sau:
- Sợi trà: xoăn đều và đẹp, màu sắc tươi sáng, sạch sẽ và còn giữ lớp tơ trắng trên bề mặt
- Nước trà: màu vàng đậm, trong sáng thanh khiết
- Hương trà: Thơm mùi lá dứa xen lẫn mùi cốm hấp dẫn bởi mùi vị thanh tao dễ chịu này
- Vị trà: chát dịu, ngọt thanh, hậu bền
Nếu bạn có cơ hội nếm thử trà Sâm Dứa một lần trong đời, cái hương vị thơm ngát của thảo mộc hòa cùng vị trà ấn tượng sẽ tác động ngay lập tức đến mọi giác quan của bạn, khiến bạn nhớ mãi không quên.
Hồng trà
So với những loại trà khác, hồng trà có vị đắng nhẹ, dịu, thích hợp với gu thưởng thức nhẹ nhàng thanh tao và đặc biệt là phụ nữ. Lá trà khi sấy khô có màu đen nên Hồng trà còn có tên gọi khác là trà Đen. Tuy nhiên khi pha trà với nước nóng nước trà có màu nâu đỏ ánh hồng đẹp mắt, nên được gọi là Hồng trà.
Hồng trà có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc. Vị của Hồng trà có vị thơm nhẹ, ít chát và hầu như phù hợp với khẩu vị đa số của người Việt. Có được đặc điểm này là do trong quá trình chế biến, cần lựa chọn những búp và lá trà tươi nguyên chất không pha tạp. Lá trà sau khi thu hoạch được phơi héo khoảng 30%, sau đó được vò nát và ủ lên men. Trong quá trình ủ lên men cần chú ý nhiệt độ từ 25-27 độ và độ ẩm cao. Sau đó trà được sấy khô và bảo quản để hương và vị được thơm ngon nhất.
Đặc điểm của Hồng trà:
- Sợi trà: xoăn đẹp, nâu bóng, có lông tơ trắng.
- Nước trà: màu hồng ngọc trong sáng,
- Hương trà: thơm ngát hương quả rừng nguyên sinh
- Vị trà: ngọt thanh, chát dịu, hậu bền
Quá trình chế biến Hồng Trà không chỉ cần có thiết bị phù hợp. Nó yêu cầu người làm trà phải có kỹ năng tốt, kinh nghiệm phong phú, có giác quan nhạy bén, và quan trọng nhất là tình yêu to lớn đối với trà.
Cách chọn các loại trà ngon
Cho dù bạn là người mới sử dụng trà hay đã uống trà nhiều năm, điều quan trọng là bạn phải xác định được như thế nào là trà ngon. Dưới đây là một số mẹo và lưu ý để giúp bạn có thể lựa chọn ra các loại trà ngon một cách chính xác và nhanh chóng nhất:
- Quan sát hình thức trà
Cánh trà không bị vụn, nát, hay có dấu hiệu biến màu, mốc ẩm. Cánh trà cần giữ được độ giòn rụm, không ỉu.
- Hương trà
Trà ngon luôn có mùi đặc trưng và dễ nhật biết. Trà xanh phải có mùi cỏ, nhẹ và tươi, trong khi trà đen phải có mùi hoa và trái cây ngọt ngào. Khi pha, trà tuyệt hảo sẽ có mùi thơm sâu và khuếch đại mùi hương độc đáo của lá trà khô. Không có mùi ẩm mốc hay lẫn các hương liệu tạp chất.
- Vị trà
Trà ngon sẽ có hương vị đậm đà, phức tạp và cảm giác ngon miệng, sảng khoái và dễ chịu. Nhấm nháp từ từ, để trà cuộn qua các phần khác nhau của lưỡi.
Bạn sẽ có thể nhận thấy nhiều kiểu hương vị qua từng loại trà khác nhau. Trà xanh ngon nhất sẽ mang đến hương vị mượt mà, tươi sáng và sảng khoái; trong khi trà đen có vị đậm hơn, nồng hơn.
- Hậu vị
Nguyên nhân của sự hình thành của hậu vị là do trà có chứa glycoside. Hợp chất này được phân hủy và thủy phân để tạo ra đường glucose và axit gallic, nhờ đó chúng ta có thể có được dư vị ngọt.
Hậu vị của trà cũng được coi là một yêu tố quan trọng để đánh giá một loại trà ngon. Trà có dư vị ngọt mạnh hơn và lâu hơn thường có chất lượng cao hơn. Loại chuyển đổi hương vị này gây ấn tượng, và mang đến cho trà nhiều giá trị tiềm ẩn hơn.
Dưới đây là bảng tổng hợp những dấu hiệu nhận biết trà ngon dựa trên sự so sánh với trà dở. Hy vọng, bạn có thể dựa vào những tiêu chí này để lựa chọn được một sản phẩm ưng ý.
Các loại trà gon | Các loại trà kém chất lượng |
Cánh trà dài và xoăn, đều màu, có lông tơ trắng | Cánh trà vụn, lẫn cuống và mảnh gỗ, có màu lạ |
Sợi trà chắc khỏe, mềm dẻo và mượt mà | Sợi trà yếu và thô ráp |
Thơm đặc trưng, lan tỏa nhanh, và bền mùi | Không có mùi thơm, hoặc có mùi mốc |
Vị đặc trưng theo từng loại trà, chứa nhiều tầng hương vị | Vị khó nhận biết, có mùi hóa học |
Cách pha trà thơm ngon chuẩn nhất
Sau khi lựa chọn được loại trà yêu thích, bạn cũng cần lưu ý đến cách pha trà để có thể thưởng thức hết hương vị và thành phần của nó. Dưới đây là hướng dẫn cách pha trà ngon bạn có thể tham khảo.
Nước pha
Lượng trà quá nhiều sẽ khiến nước trà quá đắng. Ngược lại, quá ít trà thì hương vị sẽ rất yếu.
Một tỷ lệ an toàn để bạn bắt đầu thử là 8g trà cho 300ml nước nóng. Sau đó bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ cho phù hợp với khẩu vị của mình.
Nhiệt độ
Mỗi loại trà sẽ yêu cầu nhiệt độ nước khác nhau. Các loại trà xanh cần được pha trong nước có nhiệt độ thấp hơn so với trà đen và trà Ô Long. Cụ thể:
- Trà xanh: 70 – 80°C
- Trà đen: 80 – 90°C
- Trà Ô Long: 90 – 95°C
Thời gian
Thời gian pha quá lâu sẽ làm trà đắng chát và có mùi nẫu. Mỗi loại trà sẽ phù hợp với một thời gian pha nhất định. Trà đen, trà ô long có thể ngâm lâu hơn trà xanh, nhưng chủ yếu dao động trong khoảng 10-40 giây.
Câu hỏi thường gặp khi sử dụng trà
Trà nào tốt cho sức khỏe nhất?
Trà xanh: Trà xanh ít được chế biến nhất vì nó không trải qua quá trình oxy hóa. Do đó, nó bảo quản được làm lượng polyphenol nhiều nhất, giúp tăng cường sức khỏe của não và tim.
Trà nào để được lâu nhất?
Trà Phổ Nhĩ: Vi sinh vật có lợi được sản sinh trong quá trình lên men giúp trà Phổ Nhĩ ngon trong 3 – 5 năm.
Thời điểm thích hợp để uống trà là khi nào?
Thời điểm thích hợp để uống trà là ít nhất nửa tiếng đến một giờ trước và sau bữa ăn. Khi uống trà ngay trước hoặc sau bữa ăn, cơ thể bạn sẽ ít hấp thụ chất sắt và protein thu được từ bữa ăn.
Người huyết áp thấp uống trà được không?
Người bị huyết áp thấp thay vì dùng trà thông thường, nên sử dụng trà gừng mật ong để ổn định huyết áp và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng 1-2 chén nhỏ nước trà mỗi ngày cũng không ảnh hưởng tới bệnh.
Người bị huyết áp cao có thể sử dụng trà được không?
Trong trà có cafein, ảnh hưởng tới nhịp tim và giấc ngủ của con người, vậy nên người bị huyết áp cao cần thận trọng khi sử dụng trà, đặc biệt không uống trà khi đói. Chỉ nên sử dụng trà loãng từ 1-2 chén nhỏ trong ngày để đảm bảo sức khỏe.
Lời kết
Qua bài viết về các loại trà ngon bạn có thể dễ dàng tìm thấy một số loại trà mình đã được thưởng thức qua hoặc cũng có một số loại chưa từng nếm thử. Vậy nếu cảm thấy hứng thú với những loại trà này, hãy dành một chút thời gian, một chút tinh tế để khám phá những cái hay cái đẹp của trà. Để tìm hiểu về trà và cũng đàm đạo cũng như thưởng thức các loại trà ngon, bạn đọc có thể liên hệ:
Hotline: 0904 624 956 – 0904 691 008
Trang web: Devafood.vn
Fanpage: Facebook.com/devacoffeevn