Espresso là gì? 4 Nguyên tắc để pha cà phê Espresso đậm vị!

Espresso là gì? Nguồn gốc của Espresso

Cà Phê

Espresso là gì? Lịch sử ra đời của Espresso

Espresso là gì?

Espresso nghe gần giống với từ “express” trong tiếng Anh, nghĩa là: “Cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức!” Tuy nhiên trong tiếng Ý: Espresso có nghĩa là sự phô diễn trình bày quá trình pha chế cà phê. Bởi vậy mà Espresso không hẳn là tên gọi của một loại cà phê nào cả, mà là một phương pháp pha chế cà phê có nguồn gốc từ Ý.

Espresso là cách sử dụng một lượng nhỏ nước sôi gần như bị đè nén dưới áp lực qua hạt cà phê nghiền mịn để chiết xuất ra cà phê. Chính vì vậy Espresso được biết đến là tên một loại cà phê hơn là một phương pháp chiết xuất cà phê.

Nguồn gốc lịch sử của cà phê Espresso

Cà phê Espresso xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1930 và là thức uống phổ biến trong các quán bar tại Ý. Sau đó, Espresso nhanh chóng lan sang Tây Ban Nha, rồi dần dần phổ biến tại Anh từ năm 1950. Thời đó Espresso được cho là đồ uống thịnh hành của giới trẻ.

Ở Mỹ, Espresso được thưởng thức chung với siro để làm tăng thêm hương vị cho đồ uống. Cho đến ngày nay, Espresso đã rất phổ biến tại các nước châu Á và khu vực Trung Đông khi xuất hiện hàng loạt các chuỗi cà phê. Cà phê Espresso còn được cho là nền tảng cho nhiều loại đồ uống từ cà phê khác như cà phê latte, cappuccino, macchiato, mocha, flat white, Americano,…

Có gì trong một ly Espresso?

Một ly cà phê Espresso được pha đúng cách sẽ luôn có 2 lớp như sau:

  • Lớp crema: Là lớp bọt mịn trên bề mặt cà phê, có màu hơi nâu vàng óng ánh sánh mịn như mật ong nóng chảy, đây chính là lớp bọt được tạo ra từ khí CO2 cùng với một số chất dầu vốn có trong hạt cà phê. Vì thế, lớp crema có vị khá đắng.
  • Lớp liquid: Là phần nước cà phê sánh đậm, tạo nên hương vị chính cho cà phê espresso.

Espresso Là Gì? 4 Nguyên Tắc Để Pha Cà Phê Espresso Đậm Vị! 2

Cà phê Espresso sẽ có vị như thế nào?

Tuy có vẻ ngoài óng ánh với lớp cream sánh mịn, nhưng vị của Espresso sẽ không ngọt ngào vị của kem béo hay sữa như tưởng tượng, mà sẽ bao gồm những hương vị như sau:

Vị đắng: Tất cả cà phê trên thế giới đều có vị đắng. Vị đắng của một ly espresso mạnh hơn vì nó được tạo ra từ loại cà phê blend rang đậm, phối trộn với hạt robusta để tăng vị đắng và hương vị đậm đặc hơn những loại cà phê khác.

Vị chua: Vị chua trong ly Espresso (axit) tạo cảm giác tê nhẹ để lại trên lưỡi của bạn. Vị chua trong cà phê thì có một số người thích và phần lớn thì không.

Vị ngọt: Để cân bằng vị đắng và chua, một cốc cà phê espresso hoàn hảo của bạn phải có một vị ngọt đáng chú ý.  Điều này khó tin khi bạn đã quá quen với vị đắng hoặc đôi khi có vị chát của cà phê.

Hậu vị: Hương vị  thơm ngon của cà phê Espresso sẽ bám ở lưỡi và vòm miệng của bạn khá lâu sau khi nhấm nháp. Một ly cà phê espresso thực sự tuyệt vời sẽ đọng lại một cách thú vị trong khoảng năm phút sau khi uống.

Sự khác nhau giữa cà phê phin và cà phê Espresso

  • Cà phê Espresso là cà phê được chiết suất từ lực nén của áp suất nước nóng lên cà phê bột. Còn cà phê phin chiết xuất bằng cách thẩm thấu và nhỏ giọt. Do đó, quy trình chiết xuất Espresso nhanh và đậm đặc hơn.
  • Cà phê pha phin không yêu cầu mức độ rang xay hạt, nhiệt độ nước, áp lực dòng chảy… Ngược lại Espresso yêu cầu hạt cà phê nguyên chất rang xay ở mức mịn vừa, nén cà phê đúng cách để dòng chảy thẩm thấu dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Cà phê Espresso sau khi chiết suất có lớp crema mịn màng bên trên còn cà phê pha phin thì không.

Nguyên tắc pha cà phê Espresso là gì?

Để tạo nên tách Espresso khiến thực khách say mê không phải chuyện dễ dàng. Nguyên tắc để pha Espresso được quy định bởi bốn chữ “M”: Macinazione nghĩa là cách xay café, Miscela là cà phê trộn, Macchina là máy pha cà phê và Mano là bàn tay khéo léo của người rang hạt cà phê. Nguyên Tắc Pha Pha Cà Phê Espresso

Để cho ra một tách Espresso hoàn hảo, bạn cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc sau

Trộn Espresso (Miscela): Mục đích của trộn là để tạo ra cà phê Blend với mùi vị đậm đà đặc trưng. Những loại cà phê thường dùng để trộn là cà phê từ Brazil, Mexico, Panama và Peru để cho ra hương vị Espresso.

Rang Espresso (Mano): Rang hạt cà phê Espresso phải giữ lại hương thơm và vị ngọt đặc trưng của hạt cà phê đồng thời cần bằng được vị chua và vị đắng của hạt cà phê. Thông thường, người ta chỉ rang cà phê đến khi nghe tiếng nổ hạt lần thứ nhất là được. Cách rang cà phê ảnh hưởng rất lớn đến hương thơm và vị ngọt của Espresso

Xay Espresso (Macinazione): Quá trình xay phải diễn ra càng nhanh càng tốt, hạn chế làm giảm hương vị của cà phê khi tiếp xúc với không khí. Thời gian xay hợp lý là từ 23 – 28 giây với độ mịn vừa là phù hợp.

Pha Espresso (Macchina): Sau khi rang, trộn, xay, để có một ly Espresso chất lượng cần chút ý những nguyên tắc sau:

Tráng quá tay pha, cốc ly đựng cà phê,…với nước nóng khoảng 30s. Điều này giúp ổn định nhiệt độ của của tay pha.

Cho 1 lượng cà phê bột vào tay pha và nén với lực vừa phải từ 9-13kg để cà phê có thể chiết xuất được tối ưu nhất.

Lắp tay pha vào và họng pha của máy, đặt cốc thủy tinh xuống dưới tay pha, và nhấn nút để bắt đầu quá trình pha. Quá trình này cho phép nước thấm qua đều khắp các miếng cà phê trước khi sử dụng nước nóng với áp suất cao.
Cà phê sẽ bắt đầu chảy ra tại miệng vòi phía dưới tay pha, bạn để cà phê chảy xuống cốc cho đến khi Espresso chuyển dần sang màu nhạt là có thể kết thúc quá trình pha.

Cách pha cà phê Espresso chuẩn vị thơm ngon

Chọn nguyên liệu

Việc chọn nguyên liệu hạt cà phê có nguồn gốc ra sao và loại gì thì sẽ quyết định đến hương vị của cà phê espresso. Vì thế, ở khâu này, bạn có thể chọn loại cà phê theo sở thích của bạn.

Thông thường, sẽ sử dụng cà phê Arabica, hoặc pha trộn giữa cà phê Arabica và Robusta để có được hương và vị đậm đà nhất.

Chọn cà phê hạt mới được rang và xay để đảm bảo hương vị cà phê chưa bị mất đi.

Chọn cà phê bột có độ mịn vừa, có mùi thơm đặc trưng, bột cà phê không bị ẩm mốc, bột không vón cục,…

Thiết bị pha

Máy pha cà phê Espresso có áp suất từ 9 bar đổ lên sẽ cho hương vị và chất lượng cà phê tốt nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng giấy lọc để pha cà phê Espresso mà không cần dùng tới máy pha cà phê.

Cách pha cà phê espresso bằng máy

Bước 1: Ổn định nhiệt

Tráng qua tay pha và ly cà phê bằng nước nóng, để tay pha không hấp thụ nhiệt từ nước pha trong quá trình pha cà phê.

Bước 2: Nén bột cà phê

Cho bột cà phê vào tay pha (khảng 7-10g), dùng dụng cụ nén và san phẳng bột cà phê bên trong tay pha. Sau đó dùng lực tay vừa phải ấn nhẹ xuống bề mặt cà phê, tạo thành lực nén (khoảng 9-13kg) làm cho bột cà phê nén lại với nhau.

Bước 3: Pha cà phê

Lắp tay pha vào họng pha, đặt ly thủy tinh bên dưới tay pha và bắt đầu nhấn nút pha Espresso.

Máy sẽ nén và chiết xuất cà phê trong khoảng 25 – 30 giây.

Vậy là đã hoàn thành quy trình pha 1 ly Espresso. Bạn có thể lưu ý:

  • Nếu thời gian chiết xuất cà phê nhanh hơn, nghĩa là lực nén chưa chuẩn xác, làm cho khối cà phê rời rạc, nước thẩm thấu nhanh và nước cà phê có vị nhạt.
  • Ngược lại, thời gian chiết xuất lâu hơn 30 giây nghĩa là nén cà phê quá chặt nên mất nhiều thời gian thẩm thấu, dẫn đến cà phê có vị đắng, màu cà phê chuyển sang đen đậm và không có lớp crema ở trên.

Cách pha cà phê Espresso bằng giấy lọc

  • Bước 1: Đun sôi 100ml nước
  • Bước 2: Tráng sơ dụng cụ pha bằng nước sôi.
  • Bước 3: Cho giấy lọc vào phần lọc của dụng cụ, rót nước sôi tráng sơ để làm ấm giấy lọc trước.
  • Bước 4: Cho cafe vào ống pha Aeropress, dùng muỗng dàn đều cafe. Sau đó rót nước sôi vào ống pha và ngâm khoảng 30 giây. Rồi rót từ từ 100ml nước sôi vào bình, dùng que khuấy đều khoảng 10 giây.
  • Bước 5: Lắp bộ lọc ở bước 3 và đặt cốc thủy tinh lên đỉnh Aeropress rồi nhanh tay lật ngược 180 độ dụng cụ.
  • Bước 6: Ép piston theo chiều thẳng đứng và đều tay để đẩy cafe qua màng lọc. Cuối cùng, bạn đã có được tách espresso nguyên bản không dùng máy rồi.

Cách thưởng thức cà phê Espresso

Trước tiên bạn hãy dành chút thời gian để quan sát lớp Crema sánh mịn vàng óng trên bề mặt của lớp cà phê và hít hà hương thươm nồng nàn của cà phê mới pha nóng hổi để cảm nhận sự đậm đà đến từ các giác quan.

Nhấp môi để thưởng thức vị béo béo đắng đắng nơi đầu lưỡi của lớp Crema như tính túy của cả ly Espresso gói gọn trong đó.

Với một số người việc nhâm nhi cà phê là thói quen của nhiều người những với espresso thì bạn nên uống ngay sau khi nó được pha xong, bạn chỉ nên uống hết một ly từ 3-5 ngụm. Vì nếu để ngoài không khí lạnh kèm với sự xuất hiện của oxy trong không khí, thì cà phê espresso sẽ bị giảm đi hương vị vốn có. Hương vị ngon của cà phê espresso sẽ bám ở lưỡi và vòm miệng của bạn khá lâu sau khi nhấm nháp.

Một vài biến thể của cà phê Espresso

Cà phê Americano

Cà phê Americano là hỗn hợp gồm có cà phê Espresso sau khi chiết xuất sẽ và nước nóng nên sẽ không có lớp Crema như Espresso và vị cà phê thanh nhạt hơn. Cụ thể, người ta có thể dùng 1 shot espresso hòa tan với 40 – 70ml nước nóng.

Cà phê Tobio

Cà phê Tobio là sự kết hợp giữa cà phê espresso và cà phê truyền thống theo tỷ lệ 1:1. Do đó, vị của cà phê Tobio dường như giảm bớt vị đắng hơn một chút.

Cà phê Lungo

Với cà phê Lungo, người ta sẽ sử dụng lượng nước nhiều hơn khi pha chế espresso (chứ không phải hòa tan với nước giống như cách pha chế cà phê Americano). Do đó, lượng cà phê thu được sẽ nhiều hơn so với cách pha espresso truyền thống.

Espresso Romano

Espresso Romano không chỉ có vị đắng của cà phê, mà còn có vị ngọt của đường quyện lẫn với vị chua của chanh. Đây là một biến thể khá lạ miệng nếu bạn có dịp thử.

Lời kết

Trên đây là một vài đặc điểm lý giải cà phê Espresso và 4 nguyên tắc quan trọng khi pha Espresso. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức sơ lược nhất về Espresso là gì? và cách thưởng thức như thế nào? Mọi thông tin cũng như nhu cầu đặt mua các sản phẩm cà phê, máy pha cà phê,… bạn đọc vui lòng liên hệ:

Hotline: 0904 628 278

Trang web:  Devafood.vn/

Fanpage: Facebook.com/devafoods.vn